Từ năm 2014 đến nay, sau hơn 6 năm tuyến vận tải ven biển dành cho tàu SB được mở, đội tàu SB hiện có 1.096 chiếc (tăng gần 10 lần so với năm đầu tiên), tương ứng hơn 2,4 triệu tấn trọng tải. Trong đó, số phương tiện đóng mới là 502 chiếc, còn lại được chuyển đổi từ tàu biển và tàu sông cấp I, II, đội tàu SB vận chuyển được hơn 144 triệu tấn hàng hóa, với mức bình quân đạt gần 2,2 triệu tấn/tháng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 204%/năm (giai đoạn 2014-2019).
Tàu Hoàng Sa 68 được trang bị động cơ Weichai CW8250ZLC 2666HP
Năm 2020, tập đoàn Weichai đã tập trung nghiên cứu và đưa ra các dòng động cơ WH thế hệ mới như WH17, WH20, WH25, WH28, WH32 có công suất lớn lên đến 6035HP đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phương tiện vận chuyển nội địa cũng như quốc tế.
Cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra cấp đăng kiểm động cơ Weichai WH28 công suất 3060HP trên tàu SB 9100 tấn
Hiện nay, Cục Đăng kiểm VN đang rà soát quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tàu SB để đề xuất sửa đổi, bổ sung các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến an toàn tàu phương tiện, đặc biệt là các quy định liên quan đến vùng hoạt động, trang bị hệ thống nhận dạng tự động, bổ sung trang thiết bị an toàn của tàu.
“Phương tiện thủy mang cấp VR-SB được hoạt động cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 12 hải lý, trong điều kiện chiều cao sóng lớn nhất không quá 2,5m. Nghị định 86/2020 của Chính phủ, có hiệu lực từ 15/9, quy định tàu biển được chuyển sang đăng ký tàu cấp VR-SB và sau đó được đăng ký trở lại vào đội tàu biển. Quy định mới này giúp doanh nghiệp vận tải được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn loại hình vận tải bằng tàu biển hoặc tàu VR-SB phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, đại diện Cục Đăng kiểm VN thông tin, cho biết thêm hiện có hơn 250 tàu VR-SB có nguồn gốc từ tàu biển.
Trong 10 tháng đầu năm 2020 số lượng tàu pha sông biển VR-SB chở hàng hoạt động trên tuyến ven biển tăng thêm 195 chiếc, nhiều hơn so với số tàu tăng thêm trong hai năm 2018-2019 (162 tàu).